Chia sẻ

Cách đi khám bệnh

Điều quan trọng là phải đến bác sĩ để được trợ giúp y tế. Tìm hiểu cách tìm bác sĩ gần quý vị và cách đặt lịch hẹn. Biết những gì mong đợi tại cuộc hẹn với bác sĩ. Nhận thông tin về những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp.


Điều quan trọng là phải đi khám bệnh khi bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị bệnh. Việc đi khám bệnh thường xuyên chỉ để kiểm tra sức khỏe cũng là điều tốt.

Làm cách nào để tìm bác sĩ?

Nếu có bảo hiểm y tế, bạn có thể gọi cho công ty bảo hiểm y tế hoặc vào trang web của họ để tìm bác sĩ gần nơi bạn đang sinh sống. Họ sẽ cho bạn biết bác sĩ nào nhận bảo hiểm y tế cho bạn. Bạn cũng có thể tìm lời khuyên từ bạn bè hoặc văn phòng tái định cư. Tìm hiểu thêm vềnhận bảo hiểm y tế.

Nếu không có bảo hiểm y tế, bạn có thể được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp tại một trung tâm y tế cộng đồng hoặc phòng khám bệnh gần đó. Chi phí tùy thuộc vào thu nhập của bạn. Một số trung tâm y tế, phòng khám bệnh thậm chí còn cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí. Tình trạng nhập cư sẽ không ảnh hưởng đến việc chữa bệnh của bạn. Việc chăm sóc của họ có thể khác nhau nhưng luôn bao gồm:

  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu 
  • Chăm sóc tiền sản đối với phụ nữ có thai
  • Làm xét nghiệm
  • Chích ngừa
  • Chăm sóc răng miệng
  • Dịch vụ sức khỏe tâm thần
  • Vật lý trị liệu
  • Giới thiệu đến các chuyên gia
  • Toa thuốc miễn phí hoặc có chi phí thấp
  • Điều trị liên tục các bệnh mãn tính
    • như bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh hen suyễn

Tìm một trung tâm y tế cộng đồng hoặc phòng khám gần nơi bạn sinh sống.

Lấy hẹn khám bệnh như thế nào?

Bạn có thể đặt lịch hẹn bằng cách gọi điện đến phòng mạch của bác sĩ và cho họ biết lý do bạn cần đi khám.

Nếu bạn cần trợ giúp về tiếng Anh, hãy nhờ thông dịch viên hoặc người gọi thay cho bạn.

Nếu muốn gặp bác sĩ nữ hoặc nam, bạn nên báo trước cho họ biết.

Nếu không có giấy tờ tùy thân, bạn hãy hỏi xem họ có đòi hỏi Chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác không.

Nếu có bảo hiểm y tế, đừng quên mang theo nó. Bạn có thể phải cung cấp số nhân dạng của mình.

Phòng mạch của bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một thời điểm hẹn khám bệnh. Bạn luôn có thể yêu cầu các tùy chọn khác nếu thời điểm hẹn không phù hợp với bạn. Đôi khi phải mất thời gian để giàn xếp cuộc hẹn khám bệnh. 

Ghi lại ngày, giờ và địa điểm cuộc hẹn. Một khi bạn đã đặt lịch hẹn, hãy cố gắng tuân thủ nó. Nhiều bác sĩ có chính sách hủy bỏ rất nghiêm ngặt. Nếu bạn không có mặt hoặc hủy cuộc hẹn quá muộn, có thể bạn phải trả một khoản phí hủy bỏ. Nếu cần phải hủy hẹn, bạn nên hủy trước ít nhất hai ngày.

Tôi có thể mong đợi điều gì ở cuộc hẹn với bác sĩ?

Điều quan trọng là phải đến đúng giờ hẹn. Một số phòng khám sẽ yêu cầu bạn đến trước 10 đến 15 phút để điền vào các mẫu đơn. Đôi khi bạn sẽ gặp thêm một nhân viên y tế chuyên khoa tại buổi hẹn như nhân viên điều dưỡng có nhiệm vụ đầu tiên là kiểm tra các cơ quan bảo đảm sự sống của bạn. Bạn sẽ được hướng dẫn đến một phòng hoặc không gian riêng để gặp bác sĩ của bạn.

Giấy tờ cần mang theo lịch khám

  • Thẻ bảo hiểm và phương thức thanh toán 
  • Danh mục các loại thuốc đang sử dụng
  • Danh sách các dị ứng đã trải qua
  • Các thắc mắc cần trình bày với bác sĩ 
  • Giấy và bút để lưu ghi chú
  • Thành viên trong gia đình hoặc bạn, trong trường hợp cần hỗ trợ

Mẹo gặp bác sĩ của bạn

Ghi chép. Sẽ rất hữu ích nếu bạn viết các ghi chú để xem lại sau này.

Hãy trung thực. Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Điều quan trọng là bạn phải trả lời các câu hỏi này một cách trung thực và chính xác để bác sĩ có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Nêu ra các câu hỏi. Đừng ngại khi yêu cầu bác sĩ nói hoặc giải thích lại một điều gì đó.

Tìm hiểu thêm. Bác sĩ có thể làm chẩn đoán để xác định một căn bệnh cụ thể đang tác động đến bạn. Bạn phải chắc là mình hiểu cả việc chẩn đoán và kế hoạch điều trị. 

Đảm bảo rằng bạn hiểu các bước tiếp theo. Bạn cần có toa thuốc hoặc một cuộc hẹn tái khám. Yêu cầu bác sĩ cho một buổi hẹn khám giản lược kèm theo các hướng dẫn bất kỳ.

Điều gì xảy ra nếu tôi gặp trường hợp khẩn cấp?

Điều tốt là bạn biết phải làm gì trước khi một trường hợp khẩn cấp. Tra cứu địa điểm phòng cấp cứu gần nơi bạn ở nhất. Tìm hiểu các lựa chọn của bạn dựa trên loại trường hợp khẩn cấp bạn gặp.

Gọi 911

Bạn chỉ nên gọi 911 trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp khi bạn không có thời gian để nhận sự trợ giúp khác. Bạn sẽ được kết nối với một nhân viên phản ứng y tế đã qua đào tạo; người này sẽ cho bạn biết điều cần làm. Nếu cần, họ sẽ điều xe cấp cứu đến đưa bạn hoặc người thân của bạn đến bệnh viện.

Các ví dụ về thời điểm bạn nên gọi 911:

  • Nghẹt thở
  • Khó thở
  • Chấn thương đầu dẫn đến bất tỉnh, ngất xỉu hoặc lú lẫn
  • Tổn thương cổ hoặc cột sống, đặc biệt nếu mất cảm giác hoặc không thể cử động
  • Vết bỏng và vết cắt nghiêm trọng
  • Đau hoặc tức ngực dữ dội
  • Co giật
  • Dị ứng nghiêm trọng (khó nuốt hoặc khó thở)
  • Nói lịu, bị tê liệt, yếu, chóng mặt đột ngột
  • Chảy máu hoặc đau trong thai kỳ

Đến phòng cấp cứu tại bệnh viện 

Hầu hết các bệnh viện đều có khoa cấp cứu. Đây là khu vực đặc biệt của bệnh viện chuyên chữa trị các trường hợp đe dọa đến tính mạng và đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe khẩn cấp. Hầu hết các khoa cấp cứu mở cửa 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần.

Ví dụ về thời điểm bạn đến bệnh viện:

  • Bị gãy xương
  • Khó thở
  • Vết thương hoặc vết cắt sâu
  • Bỏng nghiêm trọng
  • Đau dữ dội

Đến các phòng khám chăm sóc khẩn cấp và phòng khám không cần hẹn trước

Bạn có thể đến các phòng khám chăm sóc khẩn cấp và phòng khám không cần hẹn trước để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe nhưng không phải là các trường hợp khẩn cấp. Những nơi này thường mở cửa vào buổi tối và cuối tuần và cung cấp dịch vụ chăm sóc mà không cần đến lịch hẹn trước.

Ví dụ về thời điểm bạn có thể đến phòng chăm sóc khẩn cấp:

  • Sốt
  • Buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy
  • Bong mắt cá chân

Một số phòng khám chăm sóc khẩn cấp và phòng khám không cần hẹn trước cung cấp các dịch vụ chăm sóc miễn phí hoặc giảm chi phí cho những người không có bảo hiểm y tế. Gọi trước đến phòng khám để biết chi phí và các lựa chọn đối với người không có bảo hiểm.

Biết rõ quyền của mình

Bạn có quyền được đối xử bình đẳng. Luật pháp cấm bác sĩ từ chối việc điều trị vì lý do chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục.

Bạn có thể yêu cầu một nhân viên y tế nữ hoặc nam. Nếu cảm thấy thoải mái hơn với một bác sĩ nữ hoặc nam, bạn có thể yêu cầu điều này khi lên lịch khám.

Bạn có quyền lấy bản sao hồ sơ bệnh án và giữ kín thông tin y tế của mình.

Bạn có quyền có dịch vụ hỗ trợ phiên dịch. Nếu bạn nói một ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, bạn luôn có thể yêu cầu thông dịch viên. Các phòng khám được liên bang tài trợ phải cung cấp dịch vụ phiên dịch. 

Bác sĩ phải có sự chấp thuận tham gia của bạn trước khi tiến hành điều trị. Chấp thuận tham gia có nghĩa là bác sĩ phải giải thích mọi lợi ích cũng như rủi ro trong phương án điều trị và nhận được sự đồng ý của bạn trước tiên. 

Bạn có quyền yêu cầu phương án điều trị thứ hai.

Bạn không cần phải chia sẻ tình trạng nhập cư của mình. Các bác sĩ không cần hỏi về tình trạng của bạn và họ cũng không bắt buộc phải báo cáo điều này. Thường họ không hỏi vấn đề này nhưng các câu trả lời liên quan có thể giúp họ hiểu tình trạng sức khỏe của bạn. Những gì bạn chia sẻ là tùy thuộc vào bạn.

Người nhập cư không có giấy tờ có quyền được chăm sóc y tế. Người nhập cư không có giấy tờ có thể được chăm sóc y tế tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, bao gồm các Trung tâm y tế Đạt chuẩn cấp Liên bang (FQHC), phòng chăm sóc khẩn cấp, bệnh viện công và phòng cấp cứu.

Cơ quan nhập cư phải có lệnh hoặc giấy phép ra vào các khu vực riêng của cơ sở y tế. Bạn có quyền giữ im lặng nếu cơ quan thực thi nhập cư truy vấn bạn.


Thông tin trên trang này đến từ USA.gov và các nguồn đáng tin cậy khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là tư vấn pháp lý.

Chia sẻ