Tìm hiểu về việc tiêm vắc xin COVID-19 và liều tăng cường. Tìm hiểu cách tiêm vắc xin và xét nghiệm. Biết những điều cần làm khi mắc COVID-19. Thu thập thông tin dành cho người nhập cư, bao gồm các yêu cầu về vắc xin khi nhập cư. Cập nhật ngày 17 tháng 10 năm 2022

Vắc-xin COVID-19 có sẵn để tiêm cho mọi người ở Hoa Kỳ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin làm giảm nguy cơ nhiễm vi-rút và bệnh nghiêm trọng.
Nếu bạn đã tiêm vắc xin mũi thứ 2 hoặc bị nhiễm COVID gần đây, bạn nên đợi hai tháng để tiêm mũi tăng cường cập nhật. Để cập nhật thông tin mới nhất, hãy vào trang mạng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Tiêm ngừa vắc xin COVID-19 và mũi tăng cường miễn phí cho mọi người. Người nhập cư vào Hoa Kỳ sẽ được tiêm vắc xin. Bất kể tình trạng nhập cư của bạn.
Bạn có thể chích ngừa hay chích mũi tăng cường tại các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa và phòng khám y tế địa phương.
Tìm một loại vắc-xin ở gần bạn:
- Truy cập địa chỉ vaccines.gov
- Gọi 1-800-232-0233
- Nhắn tin mã ZIP của bạn tới 438829
Nhớ để thẻ chích ngừa COVID-19 của bạn ở một nơi an toàn.
Hiện có sẵn hai mũi tiêm tăng cường:
- Mũi tăng cường hóa trị hai mới Pfizer BioNTech
- Mũi tăng cường hóa trị hai mới Moderna
Mũi tăng cường mới sẽ bảo vệ bạn khỏi chủng vi-rút ban đầu và biến thể Omicron. Mũi tăng cường hóa trị một ban đầu không thể bảo vệ bạn khỏi biến thể Omnicron.
LƯU Ý: Nếu bạn chích các loại vắc-xin COVID-19 khác ở ngoài Hoa Kỳ; bạn cần tuân thủ các khuyến cáo khác.
Vắc-xin
Trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể tiêm ngừa vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Vắc-xin Novavax chỉ dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Mũi tăng cường
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể tiêm mũi tăng cường Pfizer-BioNTech mới nhất.
Trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể tiêm ngừa mũi tăng cường Moderna mới nhất.
Bạn có thể chọn một trong hai mũi tăng cường trên. Bất luận con bạn đã tiêm loại vắc-xin gốc nào.
Tìm hiểu thêm về lịch tiêm vắc-xin và mũi tăng cường cho trẻ em.
Có hai loại xét nghiệm COVID-19:
Xét nghiệm nhanh
còn được gọi là xét nghiệm kháng nguyên, tại nhà hay tự xét nghiệm
Đối với xét nghiệm nhanh, bạn cần lấy nước mũi và nhận kết quả trong vòng 30 phút hoặc sớm hơn. Xét nghiệm này có độ tin cậy không cao và có thể thực hiện tại nhà.
Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm
còn được gọi là Xét nghiệm Sinh học Phân tử
Xét nghiệm tại phòng xét nghiệm cần lấy mẫu nước mũi hoặc nước bọt; bạn sẽ nhận kết quả trong vòng 1 đến 3 ngày. Xét nghiệm này được xem là có độ tin cậy cao. Xét nghiệm này thường được y tá, kỹ thuật viên y tế hoặc bác sĩ thực hiện.
Để được xét nghiệm, bạn có thể:
- Yêu cầu bác sĩ chăm sóc chính thực hiện xét nghiệm COVID-19 hoặc đến phòng xét nghiệm y tế để yêu cầu xét nghiệm.
- Mua bộ xét nghiệm nhanh. Thông thường, các sản phẩm xét nghiệm này được bày bán ở các hiệu thuốc và siêu thị không cần toa bác sĩ. Nếu có bảo hiểm, bạn sẽ được hoàn trả chi phí xét nghiệm tại nhà.
Nhiều tổ chức và địa điểm xét nghiệm cộng đồng cung cấp dịch vụ xét nghiệm giá rẻ hoặc miễn phí; tìm một địa điểm ở gần bạn.
Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính với COVID-19, bạn cần phải ở nhà và cách ly với mọi người trong vòng 5 ngày. Bạn cần đeo khẩu trang kín khi có ai đó ở gần bạn. Tương tự như khi mắc các loại bệnh khác, cơ thể bạn cần nghỉ ngơi và bổ sung nước.
Gọi bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng thay đổi hoặc cảm thấy khó thở.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cung cấp những hướng dẫn bổ ích cho những ai có kết quả xét nghiệm dương tính.
Người nhập cư không giấy tờ và tất cả người nhập cư, người xin tỵ nạn và người tỵ nạn cũng có thể được chích ngừa COVID-19 và tiêm mũi tăng cường.
Bạn có thể tin vào thông tin y tế của chính phủ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) là cơ quan chính phủ hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của mọi người đang sống ở Hoa Kỳ. Bạn có thể tin vào thông tin của họ. Bạn cũng có thể tin tưởng các cơ quan y tế địa phương và dịch vụ y tế. Chính phủ mỗi tiểu bang, quận và thành phố đều có một cơ quan y tế công.
Tôi không có giấy tờ và cần được chăm sóc y tế
Bạn có quyền được chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ, bất luận tình trạng pháp lý như thế nào. Bạn cũng có quyền được bảo hiểm y tế.
Tìm hiểu về các quyền về chăm sóc sức khỏe:
- Tiếng Anh
- Tiếng Ả Rập
- Tiếng Amharic
- Tiếng Burma
- Tiếng Trung
- Tiếng Tây Ban Nha
- Tiếng Tagalog
- Tiếng Việt
Sau đây là nhiều nguồn lực khác:
- Tìm một phòng khám miễn phí (dịch vụ y tế dành cho người không có khả năng chi trả).
- Tìm một trung tâm y tế (dịch vụ y tế chỉ tính tiền các dịch vụ mà bạn có thể chi trả). Nhiều trung tâm y tế thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho tất cả mọi người.
- Tiểu bang California có chương trình bảo hiểm y tế được gọi là Medi-Cal. Chương trình này dành cho người có thu nhập thấp, người nhập cư không giấy tờ dưới 25 tuổi.
Tôi có phải bận tâm về phí công không?
Không, bạn có thể chích ngừa COVID-19 và mũi tăng cường. Đây không phải là gánh nặng xã hội. Tìm hiểu thêm ở mục Bảo vệ gia đình người nhập cư.
Nếu bạn cần khám y tế cho đơn xin nhập cư, bạn cũng cần phải chích ngừa COVID-19.
Nếu bạn đủ điều kiện chích ngừa, bạn cần chích hết các liều liên quan. Tìm hiểu thêm về yêu cầu chích ngừa COVID của CDC cho mục đích nhập cư.
Nên nhớ nếu bạn từ chối chích ngừa theo yêu cầu, đơn nhập cư của bạn có thể bị từ chối.
Nếu bạn đang xin thị thực nhập cảnh từ ngoài Hoa Kỳ, bạn phải chích ngừa COVID-19 cùng với các loại chích ngừa bắt buộc khác.
Tìm hiểu thêm về yêu cầu chích ngừa của Hoa Kỳ.
CDC bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19.
Tác dụng phụ
Sau khi chích ngừa, bạn có thể bị các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Do cơ thể bạn đang có sự đề kháng với vi rút. Hệ miễn dịch báo cơ thể bạn đang phản ứng để diệt vi rút.
Nên nhớ mỗi người có phản ứng khác nhau với vắc xin. Bạn có thể bị các tác dụng phụ khác với người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Các triệu chứng phổ biến nhất gồm:
- Phù nề, nổi đỏ và đau ở chỗ chích
- Sốt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Đau cơ
- Ớn lạnh
- Buồn nôn
Sự thật và ngộ nhận
Theo CDC, sau đây là một số ngộ nhận và sự thật phổ biến về việc chích ngừa chống lại vi rút corona:
- Ngộ nhận: Tôi sẽ gặp vấn đề khi có con.
- Sự thật: Không có bằng chứng cho thấy chích ngừa gây ra vấn đề trong thai kỳ hoặc lúc nhau thai.
- Ngộ nhận: Chích ngừa sẽ thay đổi DNA của tôi.
- Sự thật: Vắc xin ngừa COVID không làm thay đổi DNA. Vắc xin tạo ra các kháng thể tự nhiên trong cơ thể để phát triển sự miễn dịch.
- Ngộ nhận: Sau chích ngừa, tôi sẽ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID.
- Sự thật: Chưa có vắc xin được cấp phép nào cho kết quả dương tính khi xét nghiệm vi rút (các xét nghiệm đã từng được biết khi bạn bị lây nhiễm).
- Ngộ nhận: Sau khi tiêm, tôi sẽ bị nhiễm COVID.
- Sự thật: Không có vắc xin được cấp phép nào chứa vi rút sống. Chích ngừa không làm bạn bị lây COVID.
Trên khắp Hoa Kỳ, nhiều người đang là mục tiêu của COVID-19 vì chứng lo sợ dịch.
Bạn có thể làm gì?
- Bạn có thể báo cáo phân biệt đối xử đến chính quyền địa phương hoặc chi nhánh Liên đoàn các quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) nơi bạn đang sinh sống.
- Bạn có thể nộp báo cáo sự việc cho Hội đồng Chính sách và Kế hoạch Châu Á Thái Bình Dương.
- Nếu bạn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bạn có thể nộp đơn khiếu nại chính thức lên chính phủ Mỹ.
- Tìm kiếm thông tin về sự kỳ thị từ CDC.
- Tìm kiếm các nguồn lực chống kỳ thị từ tiểu bang Washington.
- Tìm hiểu những gì nên làm nếu có người đe doạ bạn.
- Bạn còn có thể tìm hiểu về quyền lợi của bạn.
Thông tin này đến từ các nguồn đáng tin cậy, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. USAHello không tư vấn về pháp lý hay y tế, các tài liệu của chúng tôi cũng không mang tính chất tư vấn pháp lý hay y tế. Nếu cần trợ giúp y tế, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế.