Trang này được cập nhật lần cuối ngày 25/05/2020. Để biết các cập nhật sau ngày này, vui lòng truy cập trang tiếng Anh
- English (Tiếng Anh),
- አማርኛ (Amharic),
- العربية (tiếng Ả Rập),
- မြန်မာစာ (Burmese),
- 简体中文 (người Trung Quốc),
- 繁體中文 (Chinese (Traditional)),
- فارسی (Tiếng Farsi),
- Français (người Pháp),
- Italiano (Italian),
- 日本語 (Japanese),
- Ikinyarwanda (Kinyarwanda),
- 한국어 (Korean),
- Português (Portuguese),
- Русский (Russian),
- Somali (Somali),
- Español (người Tây Ban Nha),
- Kiswahili (Swahili),
- Tagalog (Tagalog),
- ไทย (Thai),
- Türkçe (Turkish),
- Українська (Ukrainian),
- اردو (Urdu)
Tất cả chúng ta đều sợ hãi về những điều sẽ xảy ra nếu bị bệnh. Nhưng bạn có thể tìm sự giúp đỡ khi bị bệnh. Chuẩn bị cho bản thân và gia đình trong trường hợp ai đó bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Triệu chứng là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh. Không phải ai mắc COVID-19 cũng có triệu chứng. Hầu hết mọi người bị bệnh rồi hồi phục mà không cần chăm sóc y tế. Một vài người không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có những triệu chứng rất nặng.
Các triệu chứng chính của COVID-19 là:
- Sốt
- Ho
- Thở dốc

Hầu hết mọi người bị COVID-19 cũng rất mệt mỏi. Những triệu chứng khác gồm: Đau nhức cơ thể, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi (như cảm lạnh), đau họng, tiêu chảy và mất khứu giác.
Triệu chứng vô hình
LƯU Ý: Ngay cả khi bạn chỉ có triệu chứng nhẹ, hãy yêu cầu kiểm tra nồng độ oxy. Nhiều người bị COVID-19 có nồng độ oxy thấp mà không biết. Nồng độ oxy thấp rất nghiêm trọng. Nhưng nếu nồng độ oxy được điều trị nhanh chóng, bạn có thể khỏe lại nhanh hơn nhiều.
Bạn nên làm gì nếu bị bệnh?
Hầu hết mọi người mắc COVID-19 đều bị khá nhẹ và có thể hồi phục tại nhà. Bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc văn phòng y tế công cộng để xin tư vấn. Họ sẽ hỏi han và hướng dẫn bạn nên làm gì. Truy cập trang chủ CDC để tìm cơ sở y tế tại tiểu bang của bạn.
Đây là một số lời khuyên từ CDC về cách chăm sóc bản thân tại nhà:
- Ở nhà, không đi làm, đi học hay đến những nơi công cộng khác.
- Theo dõi các triệu chứng và gọi cho bác sĩ nếu tình hình trở nên tệ hơn.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Nếu bạn có hẹn khám chữa bệnh, nhớ gọi và nói trước với họ rằng bạn có thể bị COVID-19.
- Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng.
- Cố gắng ở trong phòng riêng, tách biệt khỏi các thành viên khác trong gia đình để họ không bị bệnh.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác trong gia đình như bát đĩa, khăn tắm và ga giường.
- Lau sạch mọi bề mặt mà bạn chạm vào như kệ tủ, mặt bàn và nắm cửa.
Tìm những lời khuyên này bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Nếu bạn hoặc con bạn có bệnh mà không giống như COVID-19, bạn nên sinh hoạt bình thường. Nếu bạn không rõ phải làm gì, hãy gọi cơ sở y tế công cộng trước khi đi gặp bác sĩ hoặc trung tâm y tế.
Nếu có người bị sốt cao hoặc có vấn đề về hô hấp, bạn phải tìm hỗ trợ. Nếu mặt hoặc môi họ tái xanh, hãy tìm hỗ trợ. Nếu họ bối rối hoặc buồn ngủ, hãy tìm hỗ trợ. Gọi 911, bác sĩ hoặc phòng cấp cứu bệnh viện trước khi bạn đến. Nhớ báo cho họ biết bạn có thể mắc COVID-19. Họ sẽ hỏi han và hướng dẫn bạn nên làm gì.
- Cô lập có nghĩa là ở tách biệt với những người khác khi bạn bị bệnh, để bạn không lây cho họ. Bạn có thể tự cô lập tại nhà cũng như ở bệnh viện. Nếu bị cô lập ở bệnh viện, không ai được phép đến thăm bạn.
- Cách ly có nghĩa là ở yên một chỗ, cách xa những người khác trong một khoảng thời gian, trong trường hợp bạn bị bệnh. Bạn có thể cách ly một mình hoặc với gia đình. Đối với COVID-19, thời gian cách ly thường là 2 tuần.
- Nếu bạn bị bệnh hoặc đã phơi nhiễm virus, hãy gọi cơ sở y tế. Họ sẽ cho bạn biết bạn cần cô lập hoặc cách ly.
- Tìm hiểu tên bác sĩ của bạn phòng trường hợp bạn cần nói chuyện với họ.
- Khai báo thật với nhân viên bệnh viện về tiền sử bệnh, loại thuốc đang dùng và bất cứ thứ gì có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Họ có thể giúp bạn tốt hơn nếu họ biết mọi chuyên.
- Nếu có điều gì không hiểu, hãy hỏi để được giải thích rõ ràng hơn.
- Bạn có quyền yêu cầu thông dịch viên tại bệnh viện. Nếu không có, hãy nhờ nhân viên bệnh viện dùng Google Dịch hoặc Tarjimly trên điện thoại nếu có vấn đề về ngôn ngữ.
- Nếu nhân viên y tế quá bận và bạn lo lắng về điều gì đó, hãy yêu cầu một người bảo vệ quyền lợi bệnh nhân. Người bảo vệ quyền lợi bệnh nhân sẽ là người nói thay mặt bạn.
- Yêu cầu bệnh viện cập nhật tình hình cho thành viên gia đình hoặc liên hệ cá nhân của bạn nếu bạn không thể trực tiếp nói chuyện với họ.
- Bạn cần giúp đỡ trong giao tiếp vì khuyết tật? Đọc và tải thông tin quyền lợi của bạn kèm một mẫu đơn để đem đến bệnh viện bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Tôi có nên xét nghiệm virus corona?
Bạn có thể xét nghiệm để biết mình có mắc COVID-19 hay không. Nhân viên y tế sẽ đặt một que nhỏ vào mũi của bạn và lấy một mẫu tế bào. Mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa rằng bạn mắc COVID-19. Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là bạn không mắc COVID-19.
Theo CDC, không phải ai cũng cần xét nghiệm COVID-19. Nhưng xét nghiệm giúp bạn quyết định nên làm gì để chăm sóc bản thân và bảo vệ những người khác. Nếu bạn có triệu chứng và muốn xét nghiệm, hãy liên lạc cơ sở y tế hoặc bác sĩ. Truy cập trang chủ CDC để tìm cơ sở y tế tại tiểu bang của bạn.

Nếu tôi không có giấy tờ thì sao?
Bạn vẫn có thể được chăm sóc nếu bạn không có giấy tờ nhưng hãy liên lạc trước khi đến trung tâm y tế. Nếu bạn có triệu chứng, liên hệ cơ sở y tế công cộng trước khi đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế. Các phòng khám và bệnh viện giúp người nhập cư và người Mỹ có thu nhập thấp không bắt buộc phải báo cáo tình trạng pháp lý, bệnh nhân được luật về quyền riêng tư của Mỹ bảo vệ. Bạn có thể tìm thêm thông tin cho người nhập cư, người xin tị nạn và người tị nạn trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu tôi không có bảo hiểm y tế thì sao?
Ở đa số các cộng đồng tại Mỹ, bạn có thể tìm được phòng khám y tế phục vụ bệnh nhân có thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm. Bạn có thể tìm trung tâm y tế chi phí thấp hoặc miễn phí gần bạn.
Thông tin này đến từ những nguồn uy tín như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). USAHello không tư vấn pháp lý hay y tế, các tài liệu của chúng tôi cũng không mang tính chất tư vấn pháp lý hay y tế. Thông tin y tế của chúng tôi đã được thành viên hội đồng quản trị USAHello Tej Mishra, chuyên gia y tế công cộng và dịch tễ học Hoa Kỳ, xem xét.