Mẹo để tránh những trò lừa đảo nhập cư phổ biến

Cập nhật ngày 1 tháng 4 năm 2024
Trang này được dịch chuyên nghiệp bởi con người. Tìm hiểu thêm

Lừa đảo nhập cư rất phổ biến và có nhiều hình thức. Bạn phải biết cách bảo vệ chính mình. Nhận mẹo về cách xác định, tránh và báo cáo lừa đảo.

Lừa đảo là gì?

Lừa đảo hay gian lận là khi một ai đó nói dối để lấy trộm thông tin cá nhân hay tiền của bạn. Điều đó là bất hợp pháp. Không may là những vụ lừa đảo lại rất phổ biến. Lừa đảo là bất hợp pháp nhưng phổ biến. Thông tin cá nhân được sử dụng để đánh cắp danh tính của quý vị và có thể bao gồm:

  • tên và địa chỉ của quý vị
  • số tài khoản ngân hàng và số thẻ tín dụng
  • số an sinh xã hội
  • số bảo hiểm y tế

Nếu ai đó hỏi những chi tiết này, hãy cẩn thận. Chỉ cung cấp thông tin này cho người mà quý vị tin tưởng.

Lừa đảo thanh toán

Đòi hỏi thanh toán phí nhập cư là chiêu trò lừa đảo phổ biến. Lệ phí nhập cư và hồ sơ đều được xử lý thông qua Bộ Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (DOS), và Văn phòng Điều hành Xem xét việc nhập cư (EOIR).

USCIS sẽ chỉ chấp nhận thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản myUSCIS của bạn hoặc qua đường bưu điện đến các địa điểm đặt hộp thư có khóa chính thức của họ. Khi bạn hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến, bạn sẽ được chuyển hướng để thanh toán lệ phí tại pay.gov.

USCIS sẽ không bao giờ yêu cầu:

  • Thanh toán qua điện thoại hay email
  • Thanh toán qua các dịch vụ như Western Union, MoneyGram hoặc PayPal
  • Chuyển tiền cho ai đó hoặc thanh toán cho một cá nhân
Tất cả các mẫu đơn USCIS và EOIR đều miễn phí trên USCIS.gov và justice.gov. Không ai được phép thu phí bạn cho một mẫu đơn.

Hãy cẩn thận khi tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý. Chỉ có luật sư và người đại diện được Bộ Tư Pháp (DOJ) công nhận mới được phép tư vấn pháp lý. 

Công chứng viên (Notarios Publico)

Ở nhiều nước Mỹ Latin và Châu Âu, công chứng viên (notaries public) là những luật gia được phép tư vấn pháp lý.

Tại Hoa Kỳ, các công chứng viên quản lý các lời thề và chứng kiến việc ký các tài liệu quan trọng. Công chứng viên tại Hoa Kỳ không được đào tạo hay không được phép cung cấp bất kỳ dịch vụ pháp lý nào. Các công chứng viên ở Hoa Kỳ đang cố gắng lừa bạn có thể:

  • Giả vờ cung cấp dịch vụ pháp lý
  • Đề nghị nộp đơn xin USCIS mà không có chuyên môn cần thiết
  • Đưa lời khuyên pháp lý không đúng và gây ra các vấn đề cho trường hợp nhập cư của bạn

Lời khuyên:

Hãy chắc chắn rằng bạn nhận được lời khuyên pháp lý từ luật sư di trú được cấp phép hoặc người đại diện pháp lý được công nhận. Tìm hiểu cách tìm nhà cung cấp dịch vụ pháp lý mà bạn có thể tin tưởng.

Trang web lừa đảo

Các trang web lừa đảo về nhập cư có thể giả vờ đề nghị hướng dẫn hỗ trợ nộp hồ sơ cho USCIS. Các trang web lừa đảo đôi khi trông giống như các trang web chính thức và có thể sử dụng cùng một kiểu dáng hoặc con dấu chính thức. Họ có thể có các lỗi chính tả kỳ lạ.

Lời khuyên:

  • Hãy chắc chắn là trang web đó an toàn với địa chỉ bắt đầu bằng “https” và có biểu tượng khóa đi kèm (🔒)
  • Những trang web chính thức của chính phủ luôn kết thúc bằng đuôi .gov
  • Dùng trang web chính thức: USCIS.gov, DHS.gov, justice.gov
  • Tải xuống các biểu mẫu chính phủ miễn phí từ trang web chính thức
  • Không sử dụng những trang web có địa chỉ hơi tương tự như USCIS-online.org
  • Cập nhật điện thoại và hệ thống máy tính của bạn khi có các phiên bản mới
  • Sử dụng mật khẩu mạnh và xác thực đa yếu tố

Email lừa đảo

Email lừa đảo là rất phổ biến. Nhiều email lừa đảo có chứa tệp tin hay đường link có thể tải xuống máy tính bạn những phần mềm độc hại khi bạn bấm vào chúng. Chúng có thể yêu cầu các thông tin cá nhân như số tài khoản hay yêu cầu bạn thanh toán phí.

Những email đáng ngờ có thể có:

  • Các lỗi chính tả kỳ lạ, chẳng hạn như trong tên của bạn
  • Ký hiệu lạ và nhiều kiểu chữ
  • Đường link dẫn tới các trang web giả tạo chính phủ

Lời khuyên:

  • Không mở các email đáng ngờ
  • Hãy cẩn thận khi mở email được gửi đến từ người mà bạn không quen biết
  • Mọi email đến từ USCIS và chính phủ Hoa Kỳ đều kết thúc bằng đuôi .gov
  • Đừng bấm vào bất kỳ đường link nào
  • trên Google hay đánh máy địa chỉ trang web thay vì bấm vào đường link
  • Không thanh toán qua email
  • Không trả lời những email đáng ngờ
  • Hãy cẩn trọng với email tuyên bố có quyết định của USCIS
  • Hãy vào myUSCIS để kiểm tra xem những thông tin bạn nhận được có chính xác không (mọi cập nhật quan trọng đều có ở đây)
[email được bảo vệ] là một email lừa đảo. Không mở email từ địa chỉ này hoặc nhấp vào bất kỳ liên kết nào trong đó.

Cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo

Hầu hết mọi người đều nhận được cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo. Những kẻ lừa đảo thường thay đổi ID người gọi để khớp với mã vùng của bạn để bạn có thể sẽ nhấc máy. Các loại phổ biến nhất là về thẻ tín dụng và thuế nhưng một số có thể là về nhập cư.

Người gọi lừa đảo có thể:

  • giả vờ là một nhân viên nhập cư
  • yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thanh toán
  • nói rằng thông tin của bạn sai hay bạn nợ lệ phí và đe dọa sẽ tố cáo bạn

Lời khuyên:

  • USCIS không yêu cầu bạn cấp thông tin cá nhân hay yêu cầu thanh toán qua điện thoại
  • Kiểm tra với USCIS hay EOIR nếu bạn không chắc cuộc gọi đó là thật
  • Tìm cơ quan liên hệ trên các trang web chính thống
  • Cúp máy các cuộc gọi đáng ngờ và đừng cố gọi lại cho họ
  • Chặn các cuộc gọi và tin nhắn văn bản không mong muốn
  • Liên hệ với luật gia hay người đại diện chuyên về nhập cư nếu bạn có thắc mắc

Bọn lừa đảo cũng có thể liên hệ với bạn trên mạng xã hội để đề nghị hỗ trợ về hồ sơ nhập cư, chẳng hạn như đơn xin di dân theo chương trình nhân đạo. USCIS không liên hệ với bạn qua Facebook, Twitter, LinkedIn, WhatsApp, hay bất cứ một nền tảng trực tuyến nào khác.

Những nạn lừa đảo nhập cư khác

Dưới đây là danh sách các vụ lừa đảo nhập cư cụ thể mà các cơ quan chức năng chia sẻ với công chúng.

Những kẻ lừa đảo thông tin cá nhân của người Afghanistan có thể yêu cầu bạn chia sẻ thông tin cá nhân để giúp bạn nhận được các phúc lợi dành cho người nhập cư. USCIS thường không gửi email thông báo cho bạn rằng bạn đã được chấp thuận cho một phúc lợi cụ thể dành cho người nhập cư.

Những vụ lừa đảo đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ có thể hứa hẹn giúp bạn có được thị thực, Thẻ xanh hoặc giấy phép lao động nhanh hơn nếu bạn trả một khoản phí. Họ gọi đây là hành vi “chen ngang”. Họ cũng có thể nói rằng họ có liên hệ trong chính phủ để đẩy nhanh trường hợp của bạn. Không ai có thể đẩy nhanh các dịch vụ sớm hơn so với thời gian xử lý thông thường.

Lừa đảo qua email đối với Mẫu đơn I-9 có thể yêu cầu chủ lao động cung cấp thông tin Mẫu đơn I-9 giả vờ là quan chức của USCIS. Chủ lao động không phải nộp Mẫu đơn I-9 cho USCIS.

Những vụ lừa đảo về ân xá nhân đạo có thể nhắm vào những người nhập cư và người bảo lãnh để lợi dụng họ. Những kẻ lừa đảo có thể liên hệ với bạn trực tuyến hoặc thông qua phương tiện truyền thông xã hội và đề nghị trở thành người hỗ trợ của bạn để đổi lấy một khoản phí hoặc thông tin cá nhân như số hộ chiếu hoặc ngày sinh của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà bảo trợ, hãy sử dụng Welcome Connect.

Nhà bảo trợ có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ tài chính cho người thụ hưởng trong tối đa 2 năm. Người thụ hưởng không bắt buộc phải trả nợ hoặc làm việc cho nhà bảo trợ của họ. Nhà bảo trợ và người thụ hưởng không phải trả lệ phí để nộp đơn.

Lừa đảo buôn người có thể xuất phát từ các vụ lừa đảo việc làm liên quan đến những lời mời làm việc đáng ngờ được gửi từ nước ngoài hoặc qua email. Nạn buôn người bao gồm các tình huống mà mọi người bị buộc phải làm việc và không thể rời đi vì các mối đe dọa, nợ nần và tình trạng nhập cư. Tìm các lời khuyên về an toàn để tránh nạn buôn người.

Các trò lừa đảo TPS thường cung cấp thông tin sai lệch về việc đăng ký lại TPS. Những trò lừa đảo này có thể yêu cầu bạn nộp các mẫu đơn và các khoản thanh toán để gia hạn TPS của bạn. Việc gia hạn là miễn phí. Không thanh toán hoặc nộp bất kỳ mẫu đơn nào cho đến khi USCIS cập nhật thông tin TPS chính thức trực tuyến.

Các trò lừa đảo rút thăm cấp thị thực có thể thông báo bạn đã được chọn tham gia chương trình Thị thực đa dạng (DV). Chương trình rút thăm cấp thị thực được quản lý bởi Bộ Ngoại giao, không phải USCIS. Bộ Ngoại giao sẽ không gửi cho bạn email về việc được chọn tham gia rút thăm cấp thị thực. Rút thăm cấp thị thực là chương trình miễn phí. Bạn không phải trả phí để nộp đơn đăng ký.

Trình báo nạn lừa đảo và gian lận

Trình báo những vụ lừa đảo có thể giúp bạn nhận được sự trợ giúp. Việc này giúp bảo đảm là những người khác sẽ không gặp tình huống tương tự. Bạn có thể báo cáo một vụ lừa đảo ẩn danh mà không nhất thiết phải cung cấp tên của bạn. Bạn cũng có thể nộp báo cáo thay mặt cho người khác.

Hãy đảm bảo thu thập thông tin cụ thể về vụ việc lừa đảo:

  • Ngày, giờ, và địa điểm của vụ việc
  • Tên và thông tin liên hệ của cá nhân hay tổ chức liên quan
  • Mô tả vi phạm
Báo cáo cho
Loại lừa đảo
Lừa đảo về các lợi ích nhập cư
Lừa đảo nhập cư
Lừa đảo trong quá trình tố tụng tại tòa án nhập cư
Lừa đảo buôn người
Email, trang web hoặc tài khoản mạng xã hội đáng ngờ tuyên bố có liên kết với USCIS
Lừa đảo chung
Mất tiền hoặc tài sản
Gian lận
Lừa đảo trên Internet
Gian lận và lạm dụng chủ lao động

Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy nói chuyện với người thân trong gia đình hay bạn bè đáng tin cậy. Tìm thêm sự trợ giúp nếu ai đó đang đe dọa bạn.

Hãy cẩn thận với những thông tin sai lệch khác

Có rất nhiều thông tin sai lệch đang được chia sẻ, đặc biệt là xung quanh chủ đề nhập cư. Hãy cảnh giác với thông tin sai lệch và thông tin thiếu sót. Thông tin sai lệch thường được gọi là tin giả. Mục đích của nó là tác động đến quan điểm của bạn. Thông tin sai lệch không cố ý đánh lừa bạn nhưng vẫn cung cấp cho bạn thông tin không chính xác.

Lời khuyên:

  • Hãy để ý xem tin tức và thông tin của bạn có nguồn từ đâu
  • Hãy thận trọng với thông tin bạn nhận được trên phương tiện truyền thông xã hội
  • Kiểm tra các nguồn ban đầu trong bài viết hoặc bài đăng
  • Đọc về tác giả và tổ chức để xem họ có đáng tin cậy không
  • Xác minh thông tin trong một nguồn khác

Thông tin trên trang này đến từ USCIS, FTC, DOJ, USA.gov, và các nguồn đáng tin cậy khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là lời khuyên pháp lý.