Tin tưởng nhầm người có thể mang lại hậu quả lớn, đặc biệt khi dính líu tới các quá trình nhập cư.
Tìm hiểu các loại lừa đảo nhập cư phổ biến nhất như lừa đảo qua công chứng viên, lừa đảo xổ số visa, các trang web giả mạo, Tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS), và lừa đảo tị nạn. Và, bạn cần làm gì khi mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo.

Công chứng viên
Nhiều người nhập cư tìm đến các ‘công chứng viên’ để được trợ giúp về các vấn đề nhập cư và pháp lý và, trong một số trường hợp, trở thành nạn nhân của gian lận nhập cư.
Công chứng viên là luật sư có các giấy chứng nhận đặc về tư vấn và hỗ trợ pháp lý ở một số nước Mỹ La tinh. Điều này không hề giống tại Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội Công chứng viên Quốc gia, công chứng viên “phục vụ cộng đồng như là một nhân chứng khách quan trong việc thực thi các hành động ngăn chặn gian lận chính thức liên quan đến việc ký kết các tài liệu quan trọng.”
Các kẻ lừa đảo và các cá nhân thiếu đạo đức khác lợi dụng sự rối rắm xung quanh định nghĩa “công chứng viên” để đưa ra các dịch vụ pháp lý, thao túng thông tin, và lừa đảo khách hàng.
Để tìm hiểu thêm về công việc của một công chứng viên, bạn có thể truy cập vào đường dẫn này.
Để tránh bị lừa đảo qua công chứng viên, hãy tìm luật sư và các người đại diện được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) công nhận.
Xổ số Visa
Chương trình Nhập cư qua Thị thực Đa dạng, hay còn gọi là “Xổ số Visa”, hay được các kẻ lừa đảo nhập cư sử dụng để lừa tiền nạn nhân, bằng các cơ hội tham gia xổ số visa, giành được visa, đạt kết quả, và các lời hứa hẹn suông khác.
Chỉ có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới được thực hiện chương trình “Xổ số Visa.” Bạn chỉ có thể tham gia chương trình miễn phí mỗi năm một lần bằng cách truy cập trang web này. Mọi người giành được visa đều được chọn ngẫu nhiên từ các quốc gia hội đủ điều kiện.
Các trang web giả mạo
Rất dễ nhầm lẫn một trang web giả mạo với một nguồn thông tin hợp pháp khác.
Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) nói là các trang web giả mạo dùng các hình ảnh có quốc kỳ Mỹ, tượng Nữ thần tự do, và các tên như ‘Nhập cư Mỹ’ để gây ra nhầm lẫn khiến mọi người tin rằng chúng có liên quan đến chính phủ và Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Các trang khác còn yêu cầu trả phí để tải các mẫu đơn của USCIS trong khi các mẫu đơn này luôn được cấp miễn phí.
Hãy nhớ là, khi một trang web không kết thúc bằng .gov thì đó không phải là trang web của chính phủ. Theo FTC, truy cập vào các trang web này sẽ đẩy bạn vào nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Lừa đảo Tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS)
Hãy cẩn trọng với kẻ lừa đảo yêu cầu bạn chi trả mẫu và nộp đơn gia hạn Tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS).
Các mẫu đơn của USCIS luôn được miễn phí, và hay cảnh giác với người mà bạn chia sẻ thông tin cá nhân.
Đừng chi trả phí mẫu đơn hay phí nộp đơn nào cho đến khi các cơ quan nhập cư thông báo thông tin chính thức về TPS.
Tìm hiểu thêm về các cập nhất mới nhất về mọi chương trình TPS và tìm các tài liệu về TPS liên quan đến đất nước bạn.
Nhảy ra khỏi hàng
Một vài trang web và các kẻ lừa đảo yêu cầu bạn chi tiền, để ‘nhảy ra khỏi hàng’ và quy trình nhập cư của bạn được xúc tiến nhanh hơn, bạn sẽ có visa, thẻ xanh, hay có giấy chứng nhận nhanh hơn.
USCIS luôn tuân thủ thời gian xử lý chính thức, và không một cá nhân nào có thể hoàn thành quy trình một cách nhanh hơn. Thủ tục này không có bất kỳ ngoại lệ nào cả.
Lừa đảo người tị nạn
Nhiều người tị nạn trở thành nạn nhân của trò lừa đảo tị nạn từ những kẻ yêu cầu họ trả tiền để nhận được sự trợ giúp của chính phủ. Hình thức lừa đảo phổ biến là giả danh nhân viên Cục Thuế Nội địa Hoa Kỳ (IRS) yêu cầu bạn cung cấp thông tin như số tài khoản ngân hàng để đặt cọc phí.
Hãy luôn nhớ, chính phủ Hoa Kỳ không bao giờ gọi điện, nhắn tin, hay gửi thư điện tử để hỏi thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn.
Nếu nhận được cuộc gọi như trên, bạn cần liên hệ ngay với cơ quan tái định cư của bạn.
Bị bắt buộc thanh toán dưới hình thức chuyển khoản, thẻ quà tặng, hay tiền ảo để hỗ trợ việc nhập cư của bạn cũng là hành vi lừa đảo.
Chi trả
Nếu nhận được các cuộc gọi hay thư điện tử yêu cầu bạn trả tiền cho USCIS, đó là hành vi lừa đảo. USCIS không bao giờ yêu cầu chi trả qua chuyển khoản, thẻ quà tặng qua điện thoại hoặc thư điện tử.
USCIS không nhận thanh toán qua các dịch vụ như Western Union, MoneyGram, hay PayPal.
Bạn có thể thanh toán phí nhập cư trực tuyến cho USCIS qua tài khoản trực tuyến của mình và qua pay.gov. To learn more, you can visit our how to calculate and pay USCIS fees page.
Bạn đã từng là nạn nhân của trò lừa đảo chưa?
Nếu đã từng là nạn nhân của trò lừa đảo về nhập cư, USCIS khuyến cáo bạn nên gửi báo cáo cho các cấp chính quyền địa phương.
Bạo có thể báo cáo cho USCIS bằng cách điền vào mẫu tại đường truyền này.
Và, bạn cũng có thể báo cáo gian lận và lừa đảo đến Ủy ban Thương mại Liên bang.
Thông tin trên trang này được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), và các nguồn đáng tin cậy khác cung cấp. Thông tin mang tính hướng dẫn và được cập nhật thường xuyên nhất có thể.
USAHello không cung cấp tư vấn pháp lý, và các tài liệu của chúng tôi cũng không mang tính chất tư vấn pháp lý. Nếu bạn muốn tìm luật sư hoặc hỗ trợ pháp lý miễn phí hoặc có chi phí thấp, chúng tôi có thể giúp bạn tìm các dịch vụ pháp lý miễn phí và có chi phí thấp.