Nhập cư diện gia đình dành cho công dân Hoa Kỳ và người có thẻ xanh
Nếu quý vị là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân hợp pháp, quý vị có thể yêu cầu một số thành viên trong gia đình tham gia cùng quý vị tại Hoa Kỳ. Tìm hiểu về các loại thị thực nhập cư gia đình hiện có và cách nộp đơn.
Trang này cung cấp các thông tin dành cho công dân và người có thẻ xanh. Nếu bạn đang tìm cách khác để đoàn tụ với gia đình thì xem các trang về:
- Đoàn tụ gia đình đối với người tị nạn và người xin tị nạn, người Áp-ga-ni-xtăng được tạm dung và các diện thị thực nhập cư đặc biệt (SIVs)
- Bảo lãnh cho gia đình từ Cuba, Haiti, Ni-ca-ra-goa, và Venezuela
- Bảo lãnh gia đình từ Ukraina
Hoa Kỳ có một chương trình nhập cư diện gia đình cho phép các gia đình được đoàn tụ một cách hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tùy theo tình trạng nhập cư, bạn có thể bảo lãnh một số thân nhân đoàn tụ với bạn tại Hoa Kỳ.
Khi bạn nộp đơn để bảo lãnh người thân của mình đến Hoa Kỳ, họ có thể nhận được thẻ xanh. Thẻ này cho phép họ đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Bạn cũng có thể nộp đơn bảo lãnh người thân đang có mặt tại Hoa Kỳ để họ nhận được thẻ xanh.
Đơn thỉnh cầu: đơn xin hoặc đề nghị chính thức nộp cho cơ quan chức năng
Người nộp đơn: là người xin cấp thẻ xanh cho thân nhân
Người thụ hưởng: thân nhân người nộp đơn
Nhập cư diện gia đình theo tình trạng
Bạn có thể bảo lãnh các thân nhân tùy theo tình trạng của bạn:
Công dân Hoa Kỳ
Nếu là công dân Hoa Kỳ, bạn có thể nộp đơn bảo lãnh cho các thân nhân trực hệ hoặc gia đình nhiều thế hệ của mình đến Mỹ.
- Thân nhân trực hệ: vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi chưa lập gia đình, và bố mẹ. Không giới hạn số lượng thị thực dành cho thân nhân trực hệ.
- Các thành viên khác trong gia đình: con cái trên 21 tuổi chưa lập gia đình, con cái đã lập gia đình, anh chị em ruột. Số lượng thị thực dành cho các thân nhân này tùy thuộc vào các tiêu chí ưu tiên diện gia đình.
- Hôn thê/hôn phu: bạn có thể dùng Mẫu đơn I-129F xin mang hôn thê/hôn phu và con cái của họ đến Hoa Kỳ làm đám cưới hoặc đợi chính phủ Hoa Kỳ xét duyệt Mẫu đơn I-130.
Người có thẻ xanh
Nếu là thường trú nhân hợp pháp (LPR), bạn có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho vợ/chồng và con cái chưa lập gia đình đến Hoa Kỳ. Số lượng thị thực tùy thuộc vào các tiêu chí ưu tiên diện gia đình.
Người nộp đơn | Người thụ hưởng | Phúc lợi | Các biểu mẫu |
---|---|---|---|
Công dân Hoa Kỳ | Vợ/chồng, con ruột, bố mẹ, anh chị em ruột | Thẻ xanh | Mẫu I-130Mẫu I-485Mẫu I-864 |
Công dân Hoa Kỳ | Hôn phu/hôn thê và con ruột dưới 21 tuổi | Thị thực hôn phu/hôn thê | Mẫu I-129F |
Người có thẻ xanh (Thường trú nhân – LPR) | Vợ/chồng và con ruột chưa lập gia đình | Thẻ xanh | Mẫu I-130Mẫu I-485Mẫu I-864 |
Vợ/chồng cùng giới tính kết hôn hợp pháp, được công nhận là vợ/chồng thuộc diện thị thực dạng gia đình.
Các tiêu chí thị thực ưu tiên gia đình
Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin cho thân nhân diện gia đình trực hệ đoàn tụ cùng họ và các đơn này sẽ được xử lý ngay khi nhận đơn. Các thân nhân khác của công dân Hoa Kỳ và thân nhân của thường trú nhân thì phải đợi đến khi nào có suất thị thực ưu tiên diện gia đình. Có nhiều tiêu chí khác nhau về diện ưu tiên.
Tiêu chí ưu tiên | Người nộp đơn | Người thụ hưởng | Số lượng chỉ tiêu thị thực |
---|---|---|---|
Ưu tiên 1 (F1) | Công dân Hoa Kỳ | Con cái chưa lập gia đình (trên 21 tuổi) | 23.400 |
Ưu tiên 2 (F2A) | Thường trú nhân Hợp pháp (LPR) | Vợ/chồng và con chưa thành niên (dưới 21 tuổi) | 87.934 |
Ưu tiên 2 (F2B) | Thường trú nhân Hợp pháp (LPR) | Con trưởng thành chưa lập gia đình (trên 21 tuổi) | 26.266 |
Ưu tiên 3 (F3) | Công dân Hoa Kỳ | Con trưởng thành đã có gia đình (trên 21 tuổi) | 23.400 |
Ưu tiên 4 (F4) | Công dân Hoa Kỳ | Anh chị em ruột | 65.000 |
Có tổng cộng 226.000 chỉ tiêu thị thực ưu tiên diện gia đình hằng năm. Bạn có thể kiểm tra số lượng chỉ tiêu trên bản tin thị thực.
Bản tin thị thực này được cập nhật hằng tháng và hiển thị thời gian xử lý hiện tại. Bạn có thể tiếp tục làm các bước tiếp theo nếu ngày nộp hồ sơ của bạn sớm hơn thời gian ghi trên bảng liệt kê. Đây là ngày Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) nhận hồ sơ của bạn. Cột ghi “Mọi khu vực sẽ tính phí ngoại trừ các khu vực được liệt kê sau đây” áp dụng cho tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô và Phi luật tân, là các nước có cột riêng của họ.
Nên nhớ là, nếu bạn là công dân Hoa Kỳ thì vợ/chồng, cha mẹ, và con cái dưới 21 tuổi của bạn không cần phải chờ suất thị thực ưu tiên diện gia đình.
Mức độ tiêu chuẩn của thân nhân
Cả bạn và thân nhân phải đáp ứng một số các yêu cầu để có thể nộp hồ sơ nhập cư diện gia đình. Các yêu cầu về mức độ tiêu chuẩn khác nhau đối với từng diện nhập cư.
Thân nhân của bạn có thể không đủ điều kiệnnếu họ:
- có khả năng trở thành một gánh nặng xã hội
- đã có một số tiền án tiền sự
- mang một số bệnh truyền nhiễm
Cách nộp đơn
Quy trình nộp hồ sơ xin định cư theo diện gia đình có hai phần chính.
Đầu tiên, bạn phải nộp Mẫu đơn I-130 để bảo lãnh cho thân nhân xin thẻ xanh. Mẫu này được sử dụng để trình bày mối quan hệ và tư cách nhập cư diện gia đình. Đơn xin xét duyệt này không kèm theo bất kỳ phúc lợi nào. Nó chỉ là thủ tục xếp chỗ trong danh sách chờ xử lý thị thực.
Tiếp đến, thân nhân của bạn phải nộp đơn yêu cầu điều chỉnh tình trạng hoặc phải trải qua quy trình xử lý lãnh sự. Việc này phụ thuộc vào việc họ đang ở tại Hoa Kỳ hay ở nước ngoài.
- Nếu thân nhân của bạn đang ở tại Hoa Kỳ, họ có thể nộp đơn xin điều chỉnh trình trạng sau khi đã có thị thực. Việc này được thực hiện với Mẫu đơn I-485.
- Nếu thân nhân của bạn đang ở ngoài Hoa Kỳ, Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) sẽ xử lý hồ sơ để cấp thị thực nhập cư cho họ. Đây gọi là quy trình lãnh sự. Thân nhân của bạn không cần điền Mẫu đơn I-485.
Trong một số trường hợp, bạn có khả năng nộp Mẫu đơn I-130 và I-485 vào cùng một thời điểm. |
Các bước bảo lãnh cho thân nhân đang ở ngoài Hoa Kỳ
1. Nộp Mẫu đơn I-130cho từng thân nhân. Bạn cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh tình trạng nhập cư và mối quan hệ gia đình của bạn.
2. Được Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phê duyệt. Đơn thỉnh cầu phải được duyệt trước khi bạn có thể bắt đầu quy trình xin thị thực.
3. Bắt đầu quy trình xin thị thực. Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) sẽ xem xét trường hợp của bạn và hãy đảm bảo việc cung cấp mọi giấy tờ cần thiết trong buổi phỏng vấn.
Nếu bạn xin bảo lãnh cho một thân nhân ngoài trực hệ, bạn trước tiên phải chờ đến khi có suất thị thực trên tờ tin thị thực.
4. Trả phí xử lý hồ sơ tại một ngân hàng có cơ sở tại Hoa Kỳ. Bạn cần phải đóng phí Xử lý Hồ sơ Thị thực Nhập cảnh và phí Cam kết Hỗ trợ Tài chính.
5. Nộp Mẫu đơn I-864. Việc này thể hiện là bạn có khả năng hỗ trợ tài chính cho thân nhân của bạn. Bạn cần phải kèm theo các giấy tờ thể hiện thu nhập của bạn.
6. Hoàn tất Mẫu đơn DS-260. Thân nhân của bạn cần điền mẫu đơn xin thị thực trực tuyến này. Họ phải cung cấp một số giấy tờ như là giấy khai sinh hoặc lý lịch tư pháp. Bao gồm các bản dịch công chứng liên quan nếu các giấy tờ này không được viết bằng tiếng Anh.
7. Khám sức khỏe. Thân nhân này phải được bác sĩ (do Đại sứ quán phê chuẩn) kiểm tra sức khoẻ. Họ phải thực hiện đủ các mũi vắc xin yêu cầu trước ngày phỏng vấn.
8. Tập hợp các giấy tờ cho ngày phỏng vấn. Cần mang theo các ảnh chụp và mọi giấy tờ dân sự đã khai với Trung tâm thị thực quốc gia (NVC) đến buổi phỏng vấn.
9. Tham dự buổi phỏng vấn. Thân nhân của bạn sẽ được phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Viên chức lãnh sự sẽ phỏng vấn về hồ sơ xin thị thực để quyết định xem họ có đủ điều kiện nhận thị thực định cư hay không.
10. Nhận quyết định. Hồ sơ xin thị thực có thể được chấp thuận, từ chối hoặc hoãn lại nếu viên chức lãnh sự cần thêm bằng chứng. Nếu hồ sơ được chấp thuận, họ sẽ nhận được thông tin về cách hộ chiếu và thị thực sẽ được giao và các bước tiếp theo.
11. Đóng phí di trú. Nếu thân nhân của bạn được duyệt cấp thị thực, họ phải đóng phí di trú để tiến hành việc cấp thị thực và thẻ xanh.
12. Lên đường đến Hoa Kỳ. Bạn phải đến Hoa Kỳ trước ngày hết hạn thị thực của bạn. Thường thì thị thực có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Khi đến nơi, bạn sẽ được xem xét việc nhập cảnh chính thức vào Hoa Kỳ.
Nếu thân nhân của bạn ở Áp-ga-ni-xtăng được duyệt thị thực, họ sẽ được hỗ trợ để rời khỏi đất nước. Bạn không nên trở về Áp-ga-ni-xtăng đón thân nhân. Tìm hiểu thêm về diện đoàn tụ gia đình dành cho người Áp-ga-ni-xtăng.
Sau khi Mẫu đơn I-130 được chấp thuận, một số thân nhân sẽ được mời nộp hồ sơ xin tình trạng tạm dung. Diện này là dành cho những người vẫn đang chờ thị thực. Nó cho phép họ đến Hoa Kỳ trong khi chờ nộp hồ sơ xin thẻ xanh. Diện này áp dụng với người đến từ Colombia, Cuba, El Salvador, Guatemala, Haiti, và Honduras. Tìm hiểu thêm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gửi biểu mẫu quan tâm đến một số thân nhân người I-rắc và Syria, đã được duyệt Mẫu đơn I-130. Biểu mẫu này trao cho họ cơ hội xin tình trạng tị nạn.
Sở di trú và nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ phỏng vấn thân nhân của bạn xem họ có đủ điều kiện tái định cư với tư cách là người tị nạn hay không. Nếu được duyệt, cơ quan tái định cư sau đó sẽ theo dõi để thực hiện các thủ tục kế tiếp.
Người I-rắc và Syria dạng P-2, đã được duyệt Mẫu I-130 và đã đệ đơn xin tị nạn, sẽ được xử lý nhanh, được hỗ trợ chuyến đi, và nhận các phúc lợi khi đến Hoa Kỳ. Vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi chưa lập gia đình của họ cũng đủ tư cách để đi cùng trong chương trình này.
Tìm hỗ trợ pháp lý
Quan trọng là phải tìm được sự tư vấn pháp lý để hiểu rõ về các phương án nhập cư diện gia đình. Các tổ chức và luật sư cũng có thể giúp hoàn thiện hồ sơ của bạn. Các luật sư và người đại diện về nhập cư làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận được Cục Kháng Cáo Di Trú (BIA) công nhận có thể cung cấp dịch vụ đáng tin cậy với mức phí thấp. Tìm hiểu cách tìm hỗ trợ pháp lý.
Nếu ai đó yêu cầu bạn trả rất nhiều tiền để đưa thân nhân của bạn đến đây, bạn nên tìm hiểu một ý kiến khác. Một số người cố lừa bạn và nói là họ có thể đưa thân nhân không ở dạng đủ điều kiện của bạn, đi định cư, như họ hàng, ông bà, cô chú.
Biết cách bảo vệ bản thân để không bị các tư vấn viên về nhập cư và những trang web giả mạo lừa gạt. Tìm hiểu điều cần làm khi mình là nạn nhân của âm mưu lừa gạt.
Thông tin trên trang này đến từ USCIS, the Department of State, và các nguồn đáng tin cậy khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là tư vấn pháp lý.